Chính phủ Anh đệ trình dự luật phân loại tài sản kỹ thuật số

Dự luật mới nhằm xác định rõ ràng tình trạng pháp lý của các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin, NFT và tài sản mã hóa, đồng thời củng cố vị thế của Vương quốc Anh trong lĩnh vực tiền mã hóa.

Chính phủ Anh đệ trình dự luật phân loại tài sản kỹ thuật số

Ngày 11/09, Chính phủ Anh đã chính thức đệ trình dự luật mới nhằm phân loại các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin, NFT và các tài sản RWA.

[wpcc-script async src=”https://platform.twitter.com/widgets.js” charset=”utf-8″ type=”text/javascript”]

Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên của chính phủ Anh kể từ khi Đảng Lao động lên nắm quyền sau cuộc bầu cử vào tháng 07/2024. Tuy nhiên, dự kiến quá trình thông qua dự luật sẽ mất một khoảng thời gian do kỳ họp quốc hội bị gián đoạn bởi kỳ nghỉ hè và mùa họp hội nghị đảng.

Trước đó, tài sản kỹ thuật số không được đề cập rõ ràng trong phạm vi pháp lý về tài sản ở Anh và xứ Wales, khiến các chủ sở hữu lâm vào tình trạng “mập mờ” khi xảy ra tranh chấp, chiếm đoạt.

Bộ trưởng Tư pháp Heidi Alexander cho biết:

“Việc thông qua dự luật này sẽ giúp lấp đầy khoảng trống pháp lý, đồng thời củng cố vị thế hàng đầu của Vương quốc Anh trong lĩnh vực tiền mã hoá toàn cầu. Động thái điều chỉnh luật pháp là rất cần thiết để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.”

Dự luật đưa ra khái niệm mới về tài sản, bên cạnh các loại tài sản hữu hình như tiền, xe cộ và tài sản vô hình là các loại cổ phần, nợ. Việc tạo ra danh mục thứ ba sẽ giúp chính quyền định nghĩa chính xác tài sản kỹ thuật số, mang lại quyền sở hữu tài sản cá nhân cho loại tài sản này.

Dự luật được phát triển dựa trên khuyến nghị của Ủy ban Luật Anh năm 2023, trong đó nhận định rằng mặc dù một số tài sản kỹ thuật số không thuộc nhóm tài sản hữu hình hay vô hình truyền thống, chúng cần được coi là tài sản và bảo vệ theo quy định về quyền sở hữu cá nhân.

Ủy ban Luật cho rằng tài sản kỹ thuật số, bao gồm cả tiền mã hoá và NFT, đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại. Và việc thiếu khung pháp lý rõ ràng sẽ gây khó khăn cho các vụ tranh chấp liên quan đến tài sản số.

Theo báo cáo, việc không công nhận các tài sản này sẽ gây ra tình trạng mập mờ về mặt pháp lý, đặc biệt trong các trường hợp như tranh chấp quyền sở hữu, các vụ gian lận liên quan đến tiền mã hoá hoặc việc phân chia tài sản kỹ thuật số trong các vụ kiện pháp lý.

Dự luật này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản số mà còn nhằm thu hút đầu tư và phát triển ngành tiền mã hoá tại quốc gia này. Theo ước tính của chính phủ, tài sản kỹ thuật số đóng góp khoảng 34 tỷ bảng Anh mỗi năm cho nền kinh tế của quốc gia và việc thiếu một khung pháp lý rõ ràng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lĩnh vực.

Chính phủ Anh đã thể hiện quyết tâm định hình vị thế là trung tâm tiền mã hóa toàn cầu với những động thái đầy táo bạo. Vào tháng 01/2023, quốc gia này đã miễn thuế crypto cho người nước ngoài khi sử dụng các dịch vụ của các nhà quản lý hoặc môi giới trong nước. Trước đó vào tháng 10/2022, Anh cũng đã tiến thêm một bước lớn khi bỏ phiếu công nhận tiền mã hóa là công cụ tài chính hợp pháp.

Coin68 Capital tổng hợp

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat cùng các admin Coin68 Capital nhé!!!